LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ XUÂN PHÚC
Xã Xuân Phúc là xã miền núi của huyện Như Xuân trước đây và huyện Như Thanh ngày nay. Xã Xuân Phúc hiện nay có diện tích tự nhiên là 4,250,64 ha, trong đó diện tích đất nông, lâm nghiệp là 3,645,81 ha, đất phi nông nghiệp là 602,81. diện tích đất khác là 2,02 ha. Phía đông giáp xã Yên Thọ, Phía tây giáp xã Xuân Thái và một phần vùng đệm vườn Quốc gia Bến En, Phía nam giáp xã Yên Lạc và Thanh Tân, Phía Bắc giáp thị trấn Bến Sung.
Xã Xuân Phúc là xã miền núi của huyện Như Xuân trước đây và huyện Như Thanh ngày nay. Xã Xuân Phúc hiện nay có diện tích tự nhiên là 4,250,64 ha, trong đó diện tích đất nông, lâm nghiệp 3,645,81 ha, đất phi nông nghiệp là 602,81 ha, diện tích đất khác 2,02 ha.
- Phía đông giáp xã Yên Thọ ,
- Phía tây giáp xã Xuân Thái và một phần vùng đệm vườn Quốc gia Bến En
- Phía nam giáp xã Yên Lạc và xã Thanh Tân,
- Phía Bắc giáp thị trấn Bến Sung.
Địa hình có nhiều đồi núi bao bọc, dãy núi bu bu kéo dài từ phía nam đến núi Thủ lợn ở phía tây giáp xã Xuân thái xưa kia là những cánh rừng nguyên sinh với rất nhiều loài gỗ quý hiếm như lim xanh , sến mật , gụ , lát hoa v.v và có hệ thực vật, động vật hết sức đa dạng phong phú . Phía đông bắc có dãy núi đá vôi (gọi là núi Lèn) là tài nguyên quý giá của địa phương, cung cấp vật liệu xây dựng trong và ngoài xã. Núi lèn còn có nhiều hang động giúp cho quốc phòng, xây dựng kho tàng đảm bảo an toàn bí mật. Phía đông có dãy núi Lum sừng sững như một tấm lá chắn bảo vệ cho xã , làm giảm bớt đi sự tàn phá của những cơn bãn lớn .
Hệ thống giao thông của xã đã được mở rộng và cứng hoá, bê tông hoá đến tất cả các thôn . Xã có trục đường giao thông chính với tổng chiều dài 20km, dẫn đi các xã Yên Thọ, Yên Lạc, Thanh Tân, thị trấn Bến Sung, Xuân Thái, đường giao thông đã được đổ nhựa và bê tông hóa, thuận tiện cho việc vận chuyển giao lưu buôn bán hàng hóa . Đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Do địa hình miền núi, có dốc thoải từ Tây nam xuống Đông bắc tạo nên các dòng chảy tự nhiên , nên nhân dân đã tận dụng để đắp các đập nước nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tổng các bai đập hiện có 16 cái, các hồ đập nước đến nay cơ bản đã được lát mái bê tông kiên cố . Các đồi núi chủ yếu là đồi núi đất pha sỏi, thuận lợi cho việc phát triển trồng rừng và các loại cây công nghiệp ngắn ngày cũng như phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm .
Khí hậu thuộc vùng nhiệt đới gió mùa , thể hiện rõ 2 mùa chính trong năm : Mùa khô khí hậu hanh khô giá rét ; Mùa mưa có nhiều mưa , gió bão và gió Lào, lượng mưa bình quân hằng năm có từ 1.400 đến 1.800 mml . thuận lợi cho việc sản xuất các loại cây trồng và đời sống của nhân dân
Xã Xuân Phúc hiện nay gồm có 12 thôn bản, dân số 1,440. hộ với 5,864 khẩu, trong đó dân tộc mường 1798 khẩu; dân tộc kinh 2,903 khẩu; dân tộc thái 1,050 khẩu; dân tộc khác 147 khẩu.
Theo các cụ cao niên kể lại, xã Xuân Phúc trước đây là vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt, lúc bấy giờ chủ yếu là người dân tộc mường và dân tộc thái ở tỉnh Hòa Bình và các địa phương khác chuyển về làm ăn, sinh sống cư ngụ rãi rác ở các chòm bản như: Làng Đồng xã, Nước Trong, ấp Quan, Đồng Quạ, xóm Vương, Đồng Trung, Đồng Quốc, Đồng Chuối, Bái con, bái dẻ, Rộc Răm, Bái thất, Bái riềng. Lúc này xã Xuân Phúc mang tên là làng Phúc Ấn thuộc tổng chấn Xuân Du, châu Như Xuân do chế độ thực dân Phong Kiến và Bộ máy Thổ ty lang đạo cai trị.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, đến tháng 2 năm 1946 xã Phúc Ấn (Xuân Phúc ngày nay) đã sát nhập cùng với 2 xã: Xuân Hòa (xã Hải Vân ngày nay) và Vĩnh Khang (xã Xuân Khang ngày nay) lập thành xã Vĩnh Hòa.
Những năm 1963 đến năm 1965 theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đưa nhân dân miền xuôi đi phát triển kinh tế miền núi. Một bộ phận nhân dân ở huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương và Phường Hàm Rồng lên định cư đan xen với dân bản địa tại các thôn bản.
Tháng 6 năm 1964 để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế và quản lý hành chính trong giai đoạn cách mạng mới xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, xã Vĩnh Hòa lại được chia tách làm 3 xã Xuân Khang, Hải Vân và Xuân Phúc. Xã Xuân Phúc được mang tên từ đó cho tới nay, lúc này Xuân Phúc có 13 làng, với tổng dân số là 245 hộ, 1245 khẩu, diện tích canh tác có 350 mẫu bằng 175ha.
Đến ngày 01/6/1988 xã Xuân Phúc tiếp tục được chia tách thành 2 xã Xuân Phúc và xã Phúc Đường. Xuân Phúc lúc này có 1 hợp tác xã nông nghiệp Xuân Tiến (HTX toàn xã) gồm có 9 đội sản xuất ở 9 làng bản, dân số có 477 hộ với 2472 khẩu. Đảng bộ có 64 đảng viên sinh hoạt tại chi bộ Xuân Tiến và chi bộ trường cấp 1, 2 Xuân Phúc.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 Phúc Ấn (xã Xuân phúc ngày nay) thuộc Tổng chấn Xuân Du, Châu Như Xuân do chế độ thực dân phong kiến cai trị. Thực dân Pháp thông qua bộ máy thổ ty lang đạo để cai trị bóc lột nhân dân ta bằng các hình thức cống nạp, phục dịch, chúng đặt ra các loại thuế như thuế đinh, thuế điền, thuế lâm sản để vơ vét của cải, chúng còn lập ra các đồn điền để bóc lột sức lao động của nhân dân, bắt dân phải đi phu để trồng cà phê, trồng chè cho chúng. Thực Dân Pháp còn thông qua những phần tử mo ậu để deo dắt tư tưởng mê tín dị đoan, chia rẻ tình cảm, đoàn kết giữa các dân tộc để dể bề cai trị. Lúc bấy giờ Phúc Ấn chưa có chi bộ Đảng trực tiếp lãnh đạo. Nhưng được sự chỉ đạo của đoàn công tác (Việt Minh) khu ủy và tỉnh ủy Thanh Hóa, nhân dân các dân tộc trong xã đã hòa chung với dòng thác cách mạng, cùng với nhân dân các xã lân cận đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Trước sức mạnh của phong trào tổng khởi nghĩa, bọn thổ ty lang đạo hoang mang trốn chạy, bộ máy chính quyền do bọn chi châu, lang đạo cầm đầu tan rã, nhân dân Phúc Ấn đã thoát khỏi cảnh sống nô lệ, áp bức của chế độ thực dân phong kiến.
Sau thắng lợi của cuộc đấu tranh giành chính quyền, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Thanh hóa, cuối tháng 9/1945 hội nghị hiệp thương ở Như Xuân được tiến hành và đã bầu ra UBND lâm thời. Sau khi thành lập UBND lâm thời huyện Như Xuân đã cử các đoàn cán bộ về các địa phương để xây dựng chính quyền cách mạng.
Ở Phúc Ấn lúc này cũng như tình hình chung của nhiều xã miền núi khác, bọn Thổ ty lang đạo sau khi hoảng loạn trước sự tấn công của quần chúng nhân dân, chúng đã kịp thời chấn tĩnh, củng cố lại tinh thần và lực lượng. Trên thực tế tiếng nói của họ vẫn có sức nặng, đặc biệt về kinh tế họ còn nắm giữ, với bản chất giai cấp bóc lột họ không dễ dàng từ bỏ quyền thống trị của mình. Trong khi đó trình độ giác ngộ của quần chúng nhân dân còn hạn chế, hơn nữa lúc này cơ sở nòng cốt của Đảng ta chưa xây dựng được. Trước tình hình đó Tỉnh ủy Thanh Hóa chủ trương mềm dẻo, tranh thủ thành phần lang đạo, bước đầu vẫn sử dụng họ, bố trí vào những cương vị chủ chốt trong chính quyền lâm thời, nhằm nhanh chóng ổn định tình hình, từng bước đưa cán bộ của Đảng vào giám sát, chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương, chính sách cuả Đảng và nhà nước. Qua đó từng bước đánh lùi, giành thắng lợi từng phần tiến tới gạt bỏ thành phần lang đạo ra khỏi chính quyền dân chủ nhân dân.
Thực hiện sắc lệnh số 03 ngày 23/12/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thống nhất các đơn vị hành chính ở cấp xã, bỏ đơn vị tổng. Tháng 2/1946 xã Vĩnh Hòa được thành lập trên cơ sở sát nhập 3 xã Phúc Ấn- Xuân Hòa- Vĩnh Khang, với tổng diện tích tự nhiên là 6.696ha và 1890 nhân khẩu ở 32 làng. Trong đó Phúc Ấn có 13 làng, Xuân Hòa có 9 làng, Vĩnh Khang có 10 làng. Ông Quách văn Nhen ở làng Đồng Xã (thôn 7- Xuân Phúc ngày nay) được cử làm Chủ tịch lâm thời, ông Quách văn Việt ở làng Đồng Hơn (thuộc xã Xuân Khang) làm Phó chủ tịch.
Cùng với việc xây dựng chính quyền các ban ngành trong hệ thống chính trị cũng lần lượt được thành lập như: Ban chấp hành việt minh, Ban bình dân học vụ, Ban kinh tế và lực lượng Dân quân được thành lập, nhân dân các dân tộc trong xã vui mừng, phấn khởi tham gia vào các đoàn thể quần chúng như: hội nông dân, hội phụ nữ, hội phụ lão tạo thành sức mạnh đoàn kết rộng rãi to lớn, tích cực xây dựng chính quyền nhân dân.
Ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công, tuy đã giành được độc lập, nhưng nước ta vẫn bị chủ nghĩa Đế quốc và các thế lực phản động liên kết với nhau để bao vây chống phá quyết liệt, tình hình lúc bấy giờ gặp rất nhiều khó khăn (thù trong giặc ngoài), nạn đói năm 1945 đang làm cho nhân dân điêu đứng, trình độ dân trí thấp, hầu hết là mù chữ, ý thức giác ngộ cách mạng của nhân dân còn hạn chế. Lợi dụng tình hình này, các thành phần lang đạo đang tham gia trong chính quyền xã đã tranh thủ thời cơ, củng cố địa vị và duy trì chế độ phong kiến, một số khác ngấm ngầm móc nối với các lang đạo phản động ở các huyện thượng du, tập hợp lực lượng chống lại chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Các tổ chức quần chúng vừa được thành lập đã bị chúng dụ dỗ mua chuộc và hăm dọa làm cho tư tưởng của quần chúng nhân dân bị giao động.
Đứng trước tình hình đó, được sự chỉ đạo của đoàn công tác Việt Minh, chính quyền xã đã tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục để nhân dân tin và đi theo cách mạng, cùng nhau đoàn kết vượt qua mọi khó khăn để bảo vệ thành quả cách mạng, bài trừ nội phản, cảnh giác với mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Trước hết là tập trung sức lực để tổ chức thực hiện thành công cuộc tổng tuyển cử Quốc Hội vào ngày 06/01/1946. Từ sáng sớm nhân dân trong xã đã phấn khởi tập trung đến địa điểm bỏ phiếu đạt 90% số cử tri tham gia, cùng với cử tri trong tỉnh đã bầu cử được 14 đại biểu Quốc Hội thuộc khu vực bầu cử tỉnh Thanh hóa. Đồng thời tổ chức thực hiện thư kêu gọi của Trung ương Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh về việc diệt giặc đói, giặc dốt. Chính quyền xã Vĩnh Hòa đã kêu gọi nhân dân các dân tộc trong xã đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần lá lành đùm lá rách, một miếng khi đói bằng một gói khi no, phát động phong trào tiết kiệm, giành lương thực cho nhiệm vụ cứu đói, bên cạnh đó vận động nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, khai khẩn đất hoang để trồng lúa, ngô, khoai, sắn. Nhờ đó mà nạn đói năm Ất Dậu (1945) nhanh chóng qua đi, cuộc sống của nhân dân từng bước ổn định.
Song song với việc diệt giặc đói, chính quyền xã Vĩnh Hòa cũng luôn quan tâm đến việc chống giặc dốt, đẩy mạnh phong trào bình dân học vụ với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng độ tuổi, người lớn tuổi học buổi trưa, thanh niên học buổi tối, thiếu niên học buổi sáng và buổi chiều. Với phương châm người biết dạy cho người chưa biết, cứ như vậy tỷ lệ người biết đọc, biết viết ngày càng tăng lên.
Sau bầu cử Quốc hội khóa I thành công, đến tháng 6/1946 nhân dân xã Vĩnh Hòa lần đâu tiên được cầm lá phiếu đi bầu cử đại biểu HĐND 2 cấp diễn ra an toàn và đạt kết quả cao, có 93% số cử tri tham gia đi bầu cử.
Nhân dân xã Vĩnh Hòa đã bầu ra HĐND xã gồm 19 đại biểu, ông Quách văn Đồng được bầu làm Chủ ịch ủy ban hành chính xã, ông Mai Xuân Hoán làm phó chủ tịch, các làng bản đều được bầu làm trưởng làng, trưởng bản.
Tháng 11/1946 thực dân Pháp quay lại xâm chiếm nước ta, nhân cơ hội này các đảng phái nổi lên chống phá chính quyền cách mạng ở nhiều địa phương trong tỉnh. Mặt khác, một số thổ ty lang đạo trong chính quyền đã móc nối, cấu kết với bọn phản động thành lập liên bang Mường thái tự trị để chống phá chính quyền cách mạng.
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 20/12/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ, Vĩnh Hòa có thêm. Chính quyền xã Vĩnh Hòa đã động viên nhân dân tập trung toàn bộ sức người, sức của cho cuộc chiến đấu mới, vừa ra sức xây dựng hậu phương vững chắc, vừa chi viện tích cực cho tiền tuyến.
Đầu năm 1947, khu ủy liên khu IV đã chuyển một bộ phận quan trọng về một số làng thuộc xã Vĩnh Hòa như làng: Minh Khai, Kim Sơn, Bến Khế, lập an toàn khu (ATK) như vậy có thêm nhiệm vụ rất quan trọng là: Nhanh chóng tạo chỗ đứng chiến lược và bảo vệ an toàn cho vùng ATK, hàng trăm dân công đã được huy động làm đường, vận chuyển các phương tiện máy móc, tài liệu của khu ủy liên khu IV. Các gia đình ở làng Minh Khai, Kim Sơn, Bến Khế đã giành nhà ở của mình để làm kho cất giữ tài liệu, máy móc cho ATK.
Ngày 25/8/1949 Đảng bộ huyện Như Xuân ra đời, đến tháng 3/1950 chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam xã Vĩnh Hòa được thành lập, đây là một sự kiện chính trị trọng đại đối với cán bộ và nhân dân Vĩnh Hòa. Chi bộ có 7 đồng chí gồm đồng chí Nguyễn văn Sừ, Phạm Quang Ảm, Hồ Sĩ Hinh, Đỗ Kế Sức, Bùi văn Đoàn, Lê Đình Phúc và Bùi Quang Tịch. Đồng chí Nguyễn văn Sừ được bầu làm Bí thư chi bộ, trụ sở làm việc của chi bộ tại ngôi nhà của đồng chí Đỗ kế Sức ở làng Minh Khai.
Sự ra đời của chi bộ Vĩnh Hòa đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc trong xã. Đây là ánh hào quang thắp sáng thêm sức mạnh ý chí và niềm tin của cán bộ và nhân dân Vĩnh Hòa. Để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, cùng với nhân dân trong huyện xây dựng huyện Như Xuân thành hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến của dân tộc; Ngay sau khi thành lập, chi bộ đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết đại hội lần thứ nhất của Đảng bộ huyện Như Xuân, xác định chương trình công tác, thực hiện nhiệm vụ cơ bản, trước mắt đó là:
- Tăng cường công tác củng cố phát triển Đảng, nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền và các đoàn thể quần chúng, đưa phong trào cách mạng phát triển toàn diện và vững chắc.
- Phát triển văn hóa xã hội, thực hiện đề cương văn hóa của Đảng, chống mê tín dị đoan và các hủ tục lạc hậu.
- Đẩy mạnh sản xuất và tiết kiệm, tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, đảm bảo cung cấp đầy đủ sức người sức của cho chiến trường. Chi bộ còn lãnh đạo nhân dân trong xã tập trung sức lực cùng với anh em quân giới vận chuyển hàng ngàn tấn sắt thép, thiết bị máy móc, đưa xưởng quân giới của Trung ương về lắp đặt tại Lò Cao sản xuất gang thép, vũ khí tại hang Đồng Mười (nay thuộc xã Hải Vân). Đây là một trong những lò luyện gang đầu tiên của nước ta, tên gọi đầu tiên là lò cao kháng chiến Như Xuân, đến năm 1952 được đổi tên là Lò cao kháng chiến Hải Vân, lò cao đã được xây dựng từ năm 1949 và sản xuất đến hết năm 1954. Cũng trong thời gian này nhân dân Vĩnh Hòa còn tham gia xây dựng và bảo vệ bộ phận ngân hàng Trung ương tại hang Củ Sải (nay thuộc xã Xuân Phúc).
Thực hiện Chỉ Thị của huyện ủy Như Xuân về việc chi viện cho chiến trường, xã Vĩnh Hòa đã tổ chức từng đoàn dân công tham gia vận chuyển hàng ngàn tấn lương thực trên các tuyến đường 10 (nay là tuyến đường 45 đi từ Nông Cống lên yên Cát) và tuyển đường 15A- 15B. Đồng thời tham gia xây dựng nhiều kho lương thực, vũ khí phục vụ cho chiến dịch Quang Trung và chiến dịch Hòa Bình.
Xã Vĩnh Hòa là nơi có nhiều cơ quan, cơ sở kinh tế, quân sự của Trung ương, lại là địa bàn có nhiều tuyến giao thông tiến ra mặt trận, nên đã bị máy bay địch bắn phá giữ dội, nhưng chúng càng đánh phá bao nhiêu thì ý chí cách mạng, lòng căm thù giặc của nhân dân càng tăng lên bấy nhiêu. Đường vẫn được mở, lò cao vẫn không ngừng sản xuất lương thực, thực phẩm, vẫn được nhân dân đóng góp đầy đủ, các đoàn dân công phục vu chiến đấu, thanh niên trong xã vẫn nối tiếp nhau lên đường tòng quân giết giặc, đã góp sức cùng với quân dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc Thực dân pháp phải ký kết hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) công nhận độc lập chủ quyền và hòa bình ở Đông Dương.
Nhìn lại 9 năm tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Vĩnh Hòa tự hào với những đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của đất nước. Vĩnh Hòa không chỉ làm tốt nhiệm vụ của một cơ sở ATK, ngày đêm lăn lộn với công nhân quân giới Việt nam, làm nên kỳ tích của Lò cao kháng chiến, mà còn luôn đảm bảo thông suốt cho tuyến đường 10, tuyến đường giao thông huyết mạch của cuộc kháng chiến đi qua xã đó là những cống hiến không thể thống kê. Vĩnh Hòa cũng đã có 63 thanh niên vào bộ đội, 7 người tham gia dân quân du kích, 558 người đi dân công hỏa tuyến, có 4 liệt sỹ, trong đó Xuân Phúc có 1 liệt sỹ chống Pháp.
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289