Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Xuân Phúc - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá

Quản lý Văn bản pháp quy

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ XUÂN PHÚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /KH-UBND Xuân Phúc, ngày tháng 6 năm 2023 KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Chương mục tiêu Quốc gia giảm nghèo nhanh bền vững năm 2023 trên địa bàn xã Xuân Phúc Thực hiện kế hoạch số 145/KH-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2023 của UBND huyện Như Thanh về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh bền vững năm 2023 trên địa bàn huyện Như Thanh. UBND xã Xuân Phúc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh bền vững năm 2023 trên địa bàn xã Xuân Phúc với những nội dung sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp, phân công rõ ràng trách nhiệm cho từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 (gọi tắt là Chương trình); thu hút sự quan tâm đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong việc “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, giúp người nghèo, cận nghèo, hộ thoát nghèo tiếp cận được các nguồn lực phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo. Làm căn cứ để các đơn vị liên quan, tổ chức đoàn thể chính trị, và các thôn xây dựng nhiệm vụ, giải pháp chi tiết, cụ thể để tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đồng thời, là căn cứ để kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị liên quan, tổ chức đoàn thể chính trị, và các thôn. Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả, không bỏ sót, không chồng chéo công việc trong việc triển khai thực hiện Chương trình. 2. Yêu cầu: Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, đơn vị các tổ chức đoàn thể chính trị và thôn phải chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với Chương trình tại đơn vị, địa phương; ưu tiên lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ cho người nghèo vươn lên thoát nghèo; tăng cường kiểm tra giám sát, thường xuyên đánh giá kết quả tổ chức thực hiện để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, điều chỉnh biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. II. MỤC TIÊU. 1. Mục tiêu chung Phấn đấu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch sinh hoạt và vệ sinh, thông tin, 2 việc làm, bảo hiểm xã hội…). Phấn đấu đạt các chỉ tiêu giảm hộ nghèo năm 2023 theo Kế hoạch đề ra. 2. Các mục tiêu cụ thể. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm 4.2%, tương ứng giảm 65 hộ nghèo (từ 9.2% cuối năm 2022, xuống còn 5.0% cuối năm 2023, số hộ nghèo dự kiến cuối năm 2023 còn 76 hộ); Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 3,9%, tương ứng giảm 60 hộ cận nghèo (từ 6,6% cuối năm 2022, xuống còn 2.7% cuối năm 2023, số hộ cận nghèo dự kiến cuối năm 2023 còn 41 hộ) 3. Các kết quả chủ yếu cần đạt được năm 2023 3.1. Các kết quả và mục tiêu chủ yếu - Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống, giúp người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản ( 06 dịch vụ), gồm: việc làm, y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin để giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo do thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản; - Giải quyết thủ tục vay vốn Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; - Đảm bảo 100% các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; - Thực hiện miễm giảm học phí, các khoản đóng góp khác cho 100% học sinh nghèo, cận nghèo theo quy định; - Đảm bảo 90% hộ nghèo, người nghèo có nhu cầu dược trợ giúp pháp lý miễm phí, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước để vươn lên thoát nghèo; - Hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo xây dựng nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh và tăng số hộ được sử dụng nước sạch để giảm chiều thiếu hụt về nước sạch và vệ sinh; - 100 % cán bộ làm công tác giảm nghèo của xã, thôn, được tập huấn về: Kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo; - Đẩy mạnh và đa dạng hóa hình thức huy động nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo. 3.2. Các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 cùng với hệ thống chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội góp phần giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như sau: - Chiều thiếu hụt về việc làm: 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm. - Chiều thiếu hụt về y tế: 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; người thuộc hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp có mức sống trung bình có nhu cầu được hỗ trợ 30% mức phí thẻ bảo hiểm y tế. - Chiều thiếu hụt về giáo dục, đào tạo: + 100% trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi, được hỗ trợ chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. 3 + 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp. - Chiều thiếu hụt về nhà ở: Hỗ trợ và sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo kế hoạch phân bổ, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững. - Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ít nhất 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. - Chiều thiếu hụt về thông tin: Ít nhất 80% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet và tiếp cận thông tin 4 về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản sản phẩm truyền thông III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP. 1. Cấp ủy, chính quyền tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện lồng ghép các chính sách, chương trình dự án để thực hiện mục tiêu giảm nghèo. 2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chính sách, mục tiêu giảm nghèo đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong công tác giảm nghèo, tạo sự chuyển biến chủ động vươn lên thoát nghèo, đồng thời vận động nhân dân tham gia thực hiện công tác giảm nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để vươn lên thoát nghèo bền vững. 3. Tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả các dự án trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, bao gồm: Đa dạng hóa sinh kế, phát triểm mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá. 4. Tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của chương trình giảm nghèo từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện bảo đảm tính công khai, minh bạch và tính trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện chương trình. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình giảm nghèo ở các cấp, phát huy quyền giám sát của người dân đối với thực hiện các chính sách giảm nghèo đối với hộ nghèo, người nghèo được thụ hưởng. 5. Thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo chung a) Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo: - Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ; xây dựng và nhân rộng các mô hình sinh kế giảm nghèo bền vững. Hỗ trợ kết nối người nghèo với thị trường thông qua phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đối với hộ nghèo. 4 - Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường học, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Các địa phương, đoàn thể vận động doanh nghiệp bảo trợ, nhận người nghèo vào làm việc để có thu nhập ổn đinh. Tạo điều kiện hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo có nhu cầu. b. Hỗ trợ giáo dục và đào tạo: Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp, bậc học theo quy định hiện hành; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên và các chính sách khác. Khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học”. c. Hỗ trợ y tế: Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo. d. Hỗ trợ nhà ở: - Hỗ trợ các hộ nghèo khó khăn về nhà ở có nhu cầu xây mới, sửa chữa; - Tiếp tục vận động nguồn lực để hỗ trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở có nhu cầu xây mới, sửa chữa, ưu tiên hộ nghèo không có khả năng lao động. e. Trợ giúp pháp lý: Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo. Tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của nhà nước, vươn lên thoát nghèo. f. Trợ cấp xã hội khác: -Trợ cấp thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội thuộc hộ nghèo như người già cô đơn, trẻ mồ côi, người khuyết tật, người đơn thân nuôi con nhỏ nhiễm HIV theo quy định; Trợ cấp, trợ giúp đột xuất cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; -Hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo theo quy định. 6. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp; trưởng các thôn; hội phụ nữ, đoàn thanh niên và các cộng tác viên giảm nghèo. 7. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện công tác giản nghèo ở cơ sở. 8. Tăng cường lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo, đảm bảo các hộ nông dân nghèo đều được hỗ trợ. IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN - Kinh phí chi thường xuyên; - Kinh phí đầu tư từ Trung ương thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, Ngân hàng chính sách xã hội, dạy nghề, việc làm, các chương trình, dự án khác có liên quan; - Kinh phí vận động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân và huy động từ các nguồn lực hợp pháp khác, từ quỹ “Vì người nghèo”. V.TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Công chức Lao động - Thương binh và Xã hội. - Là bộ phận Thường trực Chương trình giảm nghèo, có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các ban ngành có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các thôn triển khai thực hiện 5 các chính sách giảm nghèo trên địa bàn toàn xã và thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Hướng dẫn, chỉ đạo thôn, các đơn vị có liên quan nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường thông tin thị trường lao động, tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo. - Tham mưu tổ chức tổng điều tra, rà soát, thu thập thông tin và cập nhật cơ sở dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo theo đúng quy định của tỉnh. - Phối hợp với các ban, ngành liên quan và các tổ chức hội, đoàn thể, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã nắm chắc tình hình đời sống nhân dân để kịp thời tham mưu UBND xã các phương án hỗ trợ, cứu trợ đột xuất nếu xảy ra tình trạng thiên tai làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân. 2. Ban Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thực hiện chương trình khuyến nông - lâm - ngư, hỗ trợ xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa để người nghèo dễ tiếp cận và tham gia, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, hướng dẫn, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực từ Chương trình xây dựng nông thôn mới đầu tư cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; khuyến khích hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 3. Văn Hóa - Thông tin. Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo về thông tin; thực hiện chính sách đưa văn hóa về cơ sở, ưu tiên hỗ trợ người nghèo tiếp cận văn hóa, thông tin. Thông tin tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh, của huyện, về mục tiêu, tầm quan trọng và các nội dung liên quan đến công tác giảm nghèo; tuyên truyền các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả về giảm nghèo, các gương điển hình vươn lên thoát nghèo. 4. Các Trường. Chủ trì, phối hợp các ngành, UBND xã, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi về giáo dục đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định hiện hành của nhà nước như: Chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. Duy trì mục tiêu không còn tình trạng trẻ em không đi học; thực hiện đầy đủ 5.Tư pháp. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, các xã, thị trấn thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, giúp người nghèo chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của nhà nước, vươn lên thoát nghèo 6. Các thôn. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo nhanh bền vững theo hướng dẫn của UBND xã, kế hoạch thật cụ thể, chi tiết các giải pháp giảm nghèo theo từng nhóm nguyên nhân nghèo; lập danh sách hộ gia đình có khả năng thoát nghèo trong năm. 6 Thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, hỗ trợ tiền điện, trợ cấp cho người mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động; Quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ giảm nghèo. Vận động huy động các nguồn lực của thôn, bằng nhiều hình thức như: ủng hộ ngày công lao động, vốn, kinh nghiệm sản xuất… giúp đỡ người nghèo khắc phục khó khăn vươn lên thoát nghèo; sử dụng khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của thôn, phục vụ cho công tác giảm nghèo. Chủ động bố trí, huy động, lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn thôn; ưu tiên cho các hộ nghèo, cận nghèo có lao động, có phương án sản xuất, có tay nghề tham gia vào các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh để nâng cao khả năng thoát nghèo. 7.Các ngành, đoàn thể cấp xã Theo chức năng, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này khẩn trương xây dựng kế hoạch, chủ động triển khai thực hiện và báo cáo kết quả định kỳ theo quy định, UBND xã để tổng hợp, báo cáo UBND huyện. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện; xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện chính sách giảm nghèo (nếu có) và báo cáo kết quả xử lý về UBND xã. 8. Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã và các tổ chức thành viên: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình giảm nghèo và nội dung của Kế hoạch này; tiếp tục hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng ủy đã đề ra. - Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo, cận nghèo khắc phục các nguyên nhân nghèo, vươn lên thoát nghèo bền vững theo kế hoạch giảm nghèo. - Phối hợp tổ chức thực hiện việc giám sát công tác giảm nghèo của từng địa phương, đơn vị. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu có gì vướng mắc các đơn vị liên quan, tổ chức đoàn thể chính trị, và các thôn chủ động đề xuất gửi UBND xã ( qua bộ phận Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp báo cáo UBND huyện xem xét, quyết định./. Nơi nhận: - Phòng LĐTBXH huyện(B/c); - TT Đảng ủy, HĐND xã; - Chủ tịch, 2 PCT UBND xã; - MTTQ và các ngành, đoàn thể; - Các thôn; - Lưu VT, CSXH. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Quang Phương
Số/Ký hiệusố 51/KH-UBND
Ngày ban hành03/6/2023
Người kýNguyễn Quang Phương
Chức vụPhó chủ tịch UBND xã
Trích yếuKẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Chương mục tiêu Quốc gia giảm nghèo nhanh bền vững năm 2023 trên địa bàn xã Xuân Phú
Ngày hiệu lực
Ngày hết hạn
Lĩnh vực văn bảnVăn hóa thông tin
Cơ quan ban hànhUBND xã/thị trấn
Loại văn bảnKế hoạch
File đính kèm:kế hoạch thực hiện chường trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh bền vững năm 2023.pdf(684122kb)

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
753
Hôm qua:
859
Tuần này:
5701
Tháng này:
32561
Tất cả:
711509

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289